Phải làm sao khi sếp mắc phải sai lầm?

Đừng mang những sai sót lặt vặt ra khi có những cái quan trọng cần được bàn đến, vì nó có thể tạo ấn tượng lệch lạc rằng mọi vấn đề đó đều toàn là chuyện vặt vãnh, không đáng xét đến.

Bị “ăn mắng” trong công việc là chuyện hết sức bình thường của bất kỳ một môi trường công sở nào, thường do lỗi lầm nghiêm trọng của nhân viên gây ra, hoặc do người quản lý bị áp lực gặp…. Tạo mối quan hệ tốt quyết định tới gần 50% thành công trong công việc, đặc biệt khi đó lại chính là người sếp trực tiếp của bạn. Mối quan hệ vốn đã chẳng mấy dễ dàng này lại càng trở nên khó khăn hơn nếu bạn lỡ sảy miệng to tiếng.

Để tạo dựng lòng tin nơi sếp, trước hết bạn cần hiểu rõ phong cách quản lý của sếp. Thông thường, có hai dạng quản lý: quản lý “cầm tay chỉ việc” (micromanager) và quản lý “trao quyền” (hands off manager). Với từng phong cách quản lý, bạn hãy chọn cách làm việc phù hợp để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và sự tín nhiệm lẫn nhau.

Công sở là nơi bạn tới để làm việc vì vậy hiệu quả công việc mới chính là giải pháp hữu hiệu nhất cho một mối quan hệ tốt với sếp.

Hãy luôn bình tĩnh trước mọi tình huống

Nguyên tắc đầu tiên trong khi tranh luận với sếp là bạn phải thật bình tĩnh. Vì bạn nóng vội bạn sẽ không giải quyết được vấn đề gì, bạn sẽ bị mất quyền kiểm soát, khi đã mất sự kiểm soát thì bạn càng dễ sơ hở hơn. Vẫn biết giữ được bình tĩnh trong khi tranh luận là một vấn đề hết sức khó khăn nhưng hãy tâm niệm trong đầu rằng một câu nói nóng giận gây bất lợi mười lần cho công việc sau này.

Hãy tập trung vào những lỗi gây ra cho công việc chứ không phải tập trung vào khuyết điểm của sếp

Đôi khi chúng ta mải mê đưa ra các vấn đề, hay hậu quả về một quyết định của ai đó khiến người đó khó chịu, vì nó giống như “vạch lá tìm sâu”, thiếu tính xây dựng. Trước khi tiếp cận sếp, hãy tự hỏi mình, “Thật sự bạn muốn gì khi trình bày vấn đề này với sếp?” Đừng tiếp cận sếp nếu bạn dự định chỉ để chỉ ra rằng anh/cô ấy sai. Điều này sẽ phá hỏng mối quan hệ của bạn với sếp. Tất cả chúng ta đều là con người, và tất cả chúng ta đều phạm sai lầm. Nếu có thể, hãy tập trung vào tác động mà lỗi đó sẽ gây ra trong công việc, chứ không phải tập trung vào khuyết điểm của sếp, để chỉ ra sáng kiến của bạn khi cố gắng làm theo những thói quen tốt trong công việc. Việc bạn đích thân nói chuyện riêng với sếp, nếu có thể, hoặc qua điện thoại nếu cuộc gặp mặt đối mặt là không thể. Sếp có thể không muốn bạn ghi lại cuộc bàn luận về những sai sót của anh/cô ấy, vì vậy tránh dùng email nếu có thể.

Đừng mang những sai sót lặt vặt ra khi có những cái quan trọng cần được bàn đến, vì nó có thể tạo ấn tượng lệch lạc rằng mọi vấn đề đó đều toàn là chuyện vặt vãnh, không đáng xét đến.

Đánh giá phản ứng của sếp

Khi đã tự tin với ý kiến của mình, bạn nên trình bày có sự nhấn lướt rõ ràng để sếp dễ định hình sự việc. Những thông tin phản hồi trực tiếp và chính xác nhất đối với thông điệp bạn đưa đến chính là ngôn ngữ cơ thể của sếp, từ ánh mắt, cách nhìn, nụ cười cho đến động tác tay chân… Nhờ ngôn ngữ phi giao tiếp bạn có thể dò xét được thái độ của sếp hoặc nếu cần, thỉnh thoảng có thể dừng lại để hỏi xem “điều tôi vừa nói liệu có ý nghĩa gì với bạn không”. Quan sát thái độ của sếp lúc đó, bạn sẽ biết điều gì nên nói và điều gì nên dừng lại.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *