7 cách để nhà tuyển dụng luôn chú ý đến cv của bạn

Trưởng nhóm gồm 20 thành viên tổ chức Lễ tốt nghiệp Đại học RMIT tại Nhà Hát Lớn với quy mô hơn 300 sinh viên, phụ huynh và các khách VIP.


Như các bạn đã biết (hoặc chưa biết), CV hay còn gọi là Resume là thứ đầu tiên nhà tuyển dụng nhìn vào để đánh giá về bạn khi họ cần tìm người (đương nhiên trừ một số trường hợp tuyển bằng đường tiền tệ). Trong blog này, mình cũng đã có rất nhiều bài viết về cách viết CV sao cho chuẩn, hay cũng như được nhà tuyển dụng để ý. Bài này mình sẽ tổng hợp thêm cho các bạn một số tips để bạn nào vẫn đang lo lắng với CV có thể cập nhật thêm để CV của bạn được gọi đi phỏng vấn nhiều hơn.

1.

Một bản CV như thế nào được nhà tuyển dụng đánh giá là có đầu tư? Đó là ít nhất trong CV đó phải có sự xuất hiện của tên công ty họ, hoặc chí ít là tên sản phẩm, công ty hoặc vị trí tương đương mà họ đang tuyển. Ý mình ở đây là, đâu có ai đang tuyển ‘Marketing Officer’ mà chọn một bạn CV toàn kinh nghiệm về ngân hàng hay accounting đâu đúng không? Nhưng như thế không có nghĩa là bạn không thể đổi ngành hay không thể ứng tuyển cho một vị trí mà không phải ngành học của bạn. Quan trọng là bạn phải biết chọn lọc các thông tin để viết như thế nào vào trong CV. Ví dụ nếu còn thiếu kinh nghiệm hay đang ứng tuyển trái ngành, hãy đầu tư vào phần Career Summary và Skills. Bạn tốt nghiệp tài chính ngân hàng, chưa làm marketing bao giờ, nhưng nếu CV của bạn có những kĩ năng như ‘sáng tạo’, ‘lập kế hoạch’, ‘quản lý fanpage’, vân vân – các kĩ năng liên quan đến ngành Marketing thì bạn vẫn có cơ hội đó.

2.

Tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của bạn mà bạn phải biết chọn lọc mẫu và cấu trúc CV phù hợp. Thông thường một bản CV cơ bản sẽ có các phần Thông tin cá nhân – Mục tiêu nghề nghiệp – Kinh nghiệm làm việc – Hoạt động ngoại khoá – Kĩ năng – Thành tích – Sở thích. Tuy nhiên bạn cần phải biết sắp xếp và chọn lọc những phần trên để có thể làm nổi bật nhất CV của bạn theo từng hoàn cảnh.

Ví dụ bạn chẳng có kinh nghiệm gì, đang ứng tuyển cho công việc đầu tiên, thì nên viết kiểu ‘skills-based CV’. Tức là bạn liệt kê các kĩ năng bạn có + liên quan đến công việc, sau đó bên dưới mỗi kĩ năng có một vài gạch đầu dòng chứng minh bạn đã làm gì liên quan đến kĩ năng đó. Ví dụ của mình nhé:

Kĩ năng làm việc nhóm

Trưởng nhóm truyền thông gồm 10 thành viên tại Bảo tàng Dân Tộc Học Việt Nam, quảng cáo 3 sự kiện lớn mang về hơn 20,000 khách thăm quan trong 3 ngày.
Trưởng nhóm gồm 20 thành viên tổ chức Lễ tốt nghiệp Đại học RMIT tại Nhà Hát Lớn với quy mô hơn 300 sinh viên, phụ huynh và các khách VIP.
3.

Ở Mỹ khi lọc Resume thì có một phần mềm là ATS – kiểu một con robot sẽ scan Resume của bạn xem trong đó có bao nhiêu từ khoá liên quan đến công việc. Nếu có đủ lượng nhất định, bạn sẽ lọt vào vòng sau. Nếu không đủ, bạn được lọt vào thùng rác. Từ khoá là gì? Ví dụ nếu là vị trí ‘Customer Service’ thì cần các từ khoá như ‘customer’, ‘take care’, ‘service’, ‘telesales’, ‘manage’, ‘database’ chẳng hạn.

Ở Việt Nam thì chưa có dùng cái này, nhưng người thì cũng đọc như robot thôi. Với một vị trí nhận về hàng trăm CV mỗi ngày, nhà tuyển dụng chỉ có thời gian scan CV của bạn trong mấy chục giây thôi. Và nếu scan thấy nhiều từ khoá liên quan thì cơ hội bạn sẽ được tuyển nhiều hơn đó.

Tips: trước khi bắt đầu viết CV, bạn hãy lấy giấy và bút ra phân tích kĩ Job Description xem với vị trí đó, công việc đó thì cần những từ khoá gì, viết hết ra một tờ giấy, sau đó tìm cách lắp ghép các từ đó vào CV cho phù hợp nhé.

4.

Đừng có viết mấy cái Skills sáo rỗng vào CV nữa. Bạn muốn CV của bạn khác biệt đúng không? Thế sao Skills toàn thấy ‘Communication’, ‘Teamwork’, ‘MS Office’, vân vân. Bạn nghĩ các CV khác có ghi những kĩ năng đó không? Đương nhiên là có rồi.

Mình không nói những kĩ năng trên là không tốt, nhưng chúng không làm cho CV của bạn khác biệt được. Ví dụ nếu chỉ nhìn vào phần Skills để chọn 1 trong 2 ứng viên phỏng vấn vị trí Marketing Online, bạn sẽ chọn ai trong số 2 người dưới đây.

Người 1 có kĩ năng: Communication, Teamwork, Leadership, MS Office
Người 2 có kĩ năng: Manage Facebook, Organize Marketing Plan, Run SEO Campaign
5.

Cũng giống như viết văn ấy, thi thoảng viết CV kiểu gì mình chả mắc lỗi. Thế nên đừng ngần ngại nhờ bạn bè đọc giùm, hoặc nghía qua mấy cái CV check-list để xem mình có mắc phải lỗi gì không nhé.

6.

Nếu bạn đã thực sự ưng ý với nội dung CV rồi, tuỳ theo công việc mà hãy chọn một mẫu thiết kế phù hợp nhé. Nếu có xiền thì bỏ ra nhờ đứa bạn thiết kế hộ cho đẹp. Nếu tiền chưa có thì có thể tham khảo 7 trang web hay ho để tìm kiếm mẫu CV này.

7.

Nếu CV đã ổn rồi, thiết kế okie rồi thì đây là lúc gửi hồ sơ đi thôi. Nhưng nếu gửi mãi mà vẫn không có phản hồi tích cực, thì có thể là CV của bạn đang có những lỗi bạn chưa biết hoặc cách tìm việc của bạn đang có vấn đề rồi. Hãy tìm gặp những người có chuyên môn trong việc tư vấn hướng nghiệp để họ có thể giúp bạn chuyên sâu hơn nhé.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *