Kinh nghiệm giải quyết xung đột tại môi trường công sở

Từ việc phân công trách nhiệm, phần việc, vị trí… nên công khai một cách rõ ràng, tránh nhầm lẫn và hiểu sai vấn đề.
Xung đột nơi công sở là vấn đề khá phổ biến hiện nay và việc giải quyết quả thực không hề đơn giản. Tuy nhiên, “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, Việc xảy ra xung đột xuất phát từ nhiều phía , nó có thể phát sinh từ những định kiến ​​cá nhân của nhân viên hoặc nhận thức của mỗi người đi làm tại môi trường công sở khác nhau. Việc hoà giải xung đột là một kỹ năng mà bất kỳ người nào cũng mong muốn. Khi giải quyết xung đột, điều quan trọng là phải nhận ra khi nào nên sử dụng những kỹ thuật quản lý xung đột riêng biệt dựa trên tình huống và những người liên quan

Hai chữ “xung đột” thường gợi lên những mối quan hệ tiêu cực, chẳng hạn như tranh cãi, căm ghét, cáu giận, cảm giác tổn thương, hoài nghi,…. Nhưng trên thực tế, “xung đột” là gì và nó có tác động như thế nào tới hành động lẫn hiệu quả công việc của các nhân viên

Việc rèn luyện cho đội ngũ nhân viên kỹ năng giải quyết xung đột. Bắt đầu từ việc biết tự đánh giá bản thân, tự nhìn nhận vấn đề, tự kiềm chế, các nhân viên sẽ hiểu ra các loại xung đột, biết cách giải quyết từng loại xung đột và hiểu được cả điểm mạnh, điểm yếu của tính cách.

Khi có sự hiểu lầm, hãy công bố thông tin rõ ràng

Sự hiểu nhầm thường là nguồn gốc của những xung đột căng thẳng. Người này nắm được thông tin này, người kia nghe thông tin khác, nhiều điểm không thống nhất khiến họ bất đồng quan điểm rồi dẫn đến xung đột.
Bởi vậy, mọi việc nên được nêu rõ trong một cuộc họp có đầy đủ mọi người. Từ việc phân công trách nhiệm, phần việc, vị trí… nên công khai một cách rõ ràng, tránh nhầm lẫn và hiểu sai vấn đề.

Không chỉ trích gay gắt

Khi có vấn đề xảy ra, thay vì đổ lỗi quanh co, hãy góp ý với đồng nghiệp trên cơ sở tôn trọng, hòa bình và mang tính xây dựng. Bạn hãy chú ý đến lời nói và cách bạn nói với đồng nghiệp. Ý kiến khác nhau trong công việc là điều hết sức bình thường và cần thiết để có những thay đổi, sáng tạo, để giải quyết vấn đề cũng như cải thiện hiệu quả công việc. Nhưng hiểu rõ những tác dụng tích cực của sự khác biệt ý kiến trong công việc không làm cho việc giải quyết những mâu thuẫn dễ dàng hơn.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *